Archive for the ‘Truyện cười dân gian’ Category


Một cô gái đi thi hoa hậu, đến phần thi vấn đáp, ban giám khảo nhìn vào hồ sơ thì thấy ghi bốn đời chồng nhưng vẫn còn gin thì đặt câu hỏi: ” Tại sao cô 4 đời chồng rồi mà vẫn còn zin? “

Cô gái trả lời:

– Lấy anh chàng đầu là một anh chàng công tác tại phòng điều tra xét hỏi nên cứ “Giữ nguyên vẹn”, do vậy không làm ăn chi hết.

Người chồng thứ hai là một nhà hùng biện nên ” Nói thì hay chứ không biết làm”.

Người chồng thứ ba công tác tại viện bảo tàng nên ” Không rờ vào hiện vật”.

Người chồng thứ tư công tác tại phòng kế hoạch nên chỉ ” Vạch ra rồi để đó chứ không làm tiếp”.


Dịp rỗi vụ, làng mời gánh hát bộ về diễn giúp vui bà con. Mọi người náo nức được xem đứng vây quanh sân khấu, chật ních đình làng.

Đã quá giờ qui định buổi diễn, ông lý trưởng vốn rất quan cách, nhà chỉ cách đấy một cái bàu, mà vẫn không thấy tăm hơi. ông lý lại là người đích thân cầm trống chầu theo dự tính, nên mọi người càng nóng lòng. Kinh thấy vậy mới nhảy lên sân khấu, yêu cầu gánh hát cử một vai hề để cùng ông phụ diễn màn hài trong khi chờ đợi. Được đồng ý, sau một hồi chọc cười bà con, Kinh nói với hề:

– Tao đố chú mi một câu, đoán trúng, tao chịu làm ngựa cho chú phi 5 vòng sân khấu; bằng không, thì ngược lại.

Anh hề chấp thuận. Kinh nói:

– “Ở ngoài bàu, đi sau ngồi trước”.

Kinh làm bộ ngựa phi, người cưỡi la hí vang trời, còn anh hề thì gãi đầu gãi tai. Đúng lúc ấy, ông lý tới, vẻ mặt hầm hầm, bệ vệ tiến lại chỗ kê trống sát sân khấu. Kinh nhắc lại câu đố và tỉnh bơ làm trò. Anh hề đứng ngờ ra một lát, rồi đưa cả hai tay lên đầu xin thua cuộc. Kinh thấy thế, cười to lên mà đá.

– Đó là cái bị lác của kẻ ăn mày.

– Vì sao?

Mọi người ở dưới sân khấu nhao lên hỏi dồn. Họ đoán Kinh muốn chơi xỏ ông lý, nhưng giải thích như thế thì chịu, không tài nào hiểu.

Kinh lý giải:

– Bởi giống lác vốn mọc ở ven bàu, được người ta cắt về phơi khô, đan thành bị. Người ăn mày dùng bị, khi đi thì mang sau lưng, còn khi ngồi, lại đặt ngửa nó ra phía trước để chờ của bố thí.

Như vậy: “Ở ngoài bàu, đi sau ngồi trước”, không phải là “nó” thì còn cái gì nữa?!

Ông lý trưởng bị biến thành vật đố, lại là cái vật tồi tệ nhất đỏ mặt tía tai, không làm sao bắt tội được người đã giễu. Còn bà con khi hiểu ra, vỗ tay tán thưởng. Bấy giờ, Kinh cũng nhong nhong ngựa người ra khỏi sân khấu!

Vả quan huyện

Posted: Tháng Sáu 4, 2012 in Truyện cười dân gian
Thẻ:

Có một viên quan huyện hay nịnh hót quan trên để chóng được thăng quan tiến chức.

Một trong những viên quan hắn thường bợ đợ là án sát Nguyễn Văn Tiêu, tục gọi là án Tiêu.
Ðể nịnh quan thầy, hắn ra lệnh cho dân hàng huyện không ai được nói đến tiếng “tiêu”, ví dụ như hạt tiêu thì hải nói là hạt ớt… Hễ ai thấy người nào trái lệnh thì được phép vả vào mồm ba cái thật đau, rồi đem trình quan trị tội. Lệnh ban ra khiến Xiển đã ghét quan huyện lại càng ghét thêm. Ông mang một ít quần áo rách mướp xin vào bái quan.
 
Quan hỏi có việc gì, Xiển thưa là nhà nghèo quá, gia tài chỉ còn một ít quần áo rách, nhờ quan cầm hộ cho lấy ít tiền về làm vốn sinh nhai. Tức thì quan nổi trận lôi đình thét mắng đùng đùng, vì xưa nay có ai dám cả gan đem quần áo rách đên bán cho quan bao giờ? Ðợi quan nguôi giận, Xiển mới nói:
 
– Dạ thưa ngài, xin ngài thương kẻ học trò nghèo túng này, không gì cũng mang danh là người quân tử…
 
– Quân tử gì mày! Ðồ quân tử cùng quân tử cố!
 
Xiển trần tình:
 
– Dạ, Khổng Minh túng Khổng Minh cầm ạ! Nghe câu nói khó hiểu, quan chau mày suy nghĩ một lúc mới biết lời mắng của mình: “Quân tử cùng quân tử cố” với lời trần tình của Xiển: “Khổng Minh túng Khổng Minh cầm” đã làm thành đôi câu đối hay tuyệt.
 
Quan phục tài Xiển, thưởng cho một quan tiền, nhưng lại chọn cho cái thứ tiền chôn giấu dưới đất lâu ngày bị han rỉ hết cả. Xiển đỡ lấy quan tiền, cầm một đồng dằn mạnh xuống đất, tiếng kêu nghe cành cạch, rồi nói:
 
– Bẩm quan, tiền này không “ớt” được ạ! Quan vô tình mắng:
 
– Mày điên à! Tiền này mà không tiêu được ư? Chỉ chờ có thế, Xiển liền vả cho quan ba cái tát vào mồm như trời giáng. Quan hô lính bắt trói. Xiển ngăn lại nói:
 
– Chắc ngài vẫn chưa quên cái lệnh kiêng tên húy quan án ngài mới ban ra. Tôi làm vậy cũng chỉ là thi hành cái lệnh ấy của ngài mà thôi!
 
Quan sợ bọn lính biết chuyện thì mình thêm xấu hổ, liền đuổi Xiển ra.

Hai ông đồ rủ nhau vào hàng đánh chén. Nhìn vào đĩa đậu phụ trên mâm, một ông nói:

– Tôi ra một câu, ông đối được cho thông thì tôi chịu tiền cả, đối không thông thì ông chịu tiền cả.

Ông kia bằng lòng.

– Nướng đậu phụ cho cha ăn. Ðối đi!

Ông kia ngẫm nghĩ một lát, rồi đọc:

– Sắc ích mẫu cho mẹ uống. Ông trả tiền nhé!

Ông ra câu đối hơi hoảng. Nhưng rồi ông ta trấn tĩnh được thong thả nói:

– Ðối sát đấy. Phụ là cha đối với mẫu là mẹ, uống đối với ăn. Có điều thông thì chưa thông.

– Thông thế nào nữa?

– Ðậu phụ không có mắm tôm thì ăn vói gì? Ăn với ích mẫu được ư? Ðối thế này mới thông: Lấy mắm tôm cho mẹ chấm. Ông trả tiền chứ!

Ba trọc

Posted: Tháng Sáu 4, 2012 in Truyện cười dân gian
Thẻ:

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:

– Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?

Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:

– Dạ, hơn quan đấy ạ.

Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:

– Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?

– Dạ, tôi lỡ lời!

Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:

– Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.

Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:

– Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?

Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:

– Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.

Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.


Trên dương thế, có một con lợn bị đem ra giết thịt, hồn nó về tâu với Diêm vương. Diêm vương hỏi:

– Nỗi oan ức của nhà ngươi như thế nào, hãy nói rõ đầu đuôi nghe

– Dạ, họ bắt tôi làm thịt!

– Ðược rồi, hãy khai rõ ràng. Họ làm thịt như thế nào?

– Dạ, trước hết họ trói tôi lại, đè ngửa ra chọc tiết. Xong, họ đổ nước sôi lên mình tôi, cạo lông.

– Rồi sao nữa!

– Cạo sạch rồi họ mổ ra, thịt tôi họ xẻ ra từng mảnh, chặt nhỏ bỏ vào nồi. Rồi thì… họ bắc chảo đổ mỡ vào, phi hành cho thơm, thêm muối mắm xào lên. ..

– Thôi! Thôi… đừng nói nữa mà tao thèm!

Hâm cứt

Posted: Tháng Sáu 1, 2012 in Truyện cười dân gian
Thẻ:

Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy. Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:

– Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.

Lý trưởng trừng mắt hỏi:

– Ai bảo chú làm thế.

Xiển đáp:
– Thưa các ông, người ta thường nói: “Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt”. Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.

Điếc… cả làng

Posted: Tháng Sáu 1, 2012 in Truyện cười dân gian
Thẻ:

Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế cũng có khi có rể.

Vậy, thấy có một đứa con trai lịch sự cách xa vài làng, năng vô ra tới lui trong làng thì kêu nó mà gả, chẳng ngờ nó cũng điếc. Cưới hỏi xong xạ, nó về ở với cha mẹ vợ, cha biểu đứa con gái nói nó ra coi cày bừa đám ruộng ở bên lề đường. Nó nghe liền vác cày ra cày. Có ông quan đi ngang qua đó, mà là quan kinh mới nhậm đứng lại hỏi thăm nó đường đi vô dinh quan phủ. Nó chẳng lành thì chớ, điếc nghe không rõ, tưởng ông quở nó cày sao cày bậy ruộng ông chăng ; nên vọt miệng mắng: “Ruộng tôi tôi cày, sao ông nói ruộng của ông? Ông này ngang quá ghẹ đi cà!”.

Ông quan thấy nó dễ ngươi thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầu chạy về nhà, vợ nó đang ngồi nấu cơm trong bếp, nó đạp cho 2 – 3 đạp chúi vào trong bếp: “Ruộng nào, ở đâu mà mày chỉ bậy cho tao cày làm người ta đánh tao cờ bơ cờ bất, cũng là tại mày lếu”.

Con vợ kia nói: “Dữ không? Đợi một phút chờ người ta nấu dọn cho mà ăn không được à, làm gì bất nhơn làm vậy?”.

Kế thấy mẹ nó đi chợ leng teng bưng rổ về; con gái ra méc, nói sao chồng độc dữ quá đạp nó làm vậy. Bả thấy bộ nó giận quạu quọ thì ngờ nó nói sao mình đi chợ 5 tiền mà… ăn bánh ăn hàng đi hết đó. May đâu ổng đi tát đìa quảy vịt về, bả liền chạy ra nói: “Tôi ăn bánh ăn hàng ở đâu mà con nó nói thêm nói thừa cho tôi!”.

Ông nghe không rõ, tưởng bả nói sao mình bắt cá cho ai, thì mới nói: “Nào tôi có bắt cá cho ai đâu, đặng con nào bỏ vịt con nấy đem về mà nói cho ai? Có chứng lão cày một đó. Bà ra hỏi lão mà coi!”.

Nắm tay bả dắt ra ngoài đồng lại hỏi lão cày: “Chớ lão thấy tôi bắt cá mà cho ai không?”.

Chẳng may lão cày cũng lảng tai, tưởng là nói lão có khuấy chơi lấy quần giấu đi chăng (thấy ông đóng khố thì hiểu làm vậy) cho nên mới nói: “Nào! Tôi sớm mai tới giờ cứ cày hoài tôi có qua chi bển mà biết quần ông để đâu mà giấu? Ông già khéo nghi bậy không!”.

Nước mắm hâm

Posted: Tháng Sáu 1, 2012 in Truyện cười dân gian
Thẻ:

Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà.

Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ:

– Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả.

Chị vợ thấy chồng nói thế cũng ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn:

– Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?!

– Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?!

– Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?!

Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói:

– Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên?

Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận.


Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: – Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: – Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: – Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho.

Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: – Cô út, bác nói cô cho tôi… nắm tay cô một chút.

Cô út sợ quá la toáng lên: – Má ơi! Anh này ảnh kêu…

– Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu!

Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: – Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ.

– Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho.

Anh ta lại xuống bếp: – Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái.

Cô Út la lớn: – Má ơi! Anh này ảnh đòi…

– Thì mày cứ để cho nó một chút…

Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút…”. Một thời gian sau, anh ta đã được ở… rể nhà bà cụ.